Tình trạng sún răng ở trẻ em. Nguyên nhân và cách phòng ngừa

64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3 - 472- 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10
info@nhakhoathaito.vn
Tình trạng sún răng ở trẻ em. Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Ngày đăng: 21/10/2023 03:26 PM

Sún răng ở trẻ là hiện tượng hay gặp, phổ biến ở các bé nhóm tuổi 1 – 3 tuổi. Tình trạng sún răng sớm gây ra khá nhiều hệ lụy như răng bị mòn, mất thẩm mỹ, khiến bé nói ngọng... Vì vậy, cha mẹ cần nắm được cách phòng ngừa, tập trung điều trị cho trẻ khi bé bị sún răng. Cùng Nha khoa Thái Tổ tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sún răng là gì?

Lớp men răng và ngà răng ở trẻ em tương đối mỏng manh, dễ bị sâu răng và tổn thương. Khi men răng bị tổn hại, răng của trẻ dần bị mủn và tiêu đi làm răng bị mất một khoảng thân răng, chỗ bị sún có màu nâu hoặc đen. Tình trạng này gọi là trẻ bị sún răng. 

Trẻ từ 1-3 tuổi hay bị sún răng. Tuy không gây cảm giác đau nhức như sâu răng nhưng có diện tích rộng và lan truyền nhanh chóng. Ở răng cửa hàm răng trẻ chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ, gây ảnh hưởng tới chức năng nhai nuốt và giao tiếp của trẻ.

sún răng là gì

Trẻ bị sún răng

2. Nguyên nhân trẻ bị sún răng:

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sún răng, nhưng đa phần đều bắt nguồn do những thói quen không lành mạnh.

Do bé ăn nhiều đồ ngọt

Trẻ em là tín đồ của các loại bánh kẹo. Những thực phẩm này có chứa một lượng đường lớn là đường glucose, saccarose, maltose, fructose. Chỉ sau khoảng một thời gian ngắn, những thực phẩm chứa đường này được tiêu thụ, những vi khuẩn trong khoang miệng sẽ hấp thụ và biến chứng thành axit gây hủy hoại men răng. Hơn nữa, khi ăn xong đồ ngọt, trẻ lại không biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Hậu quả là trẻ có nguy cơ sún răng, sâu răng.

Do môi trường axit trong miệng

Những chiếc răng sữa của bé rất dễ bị ăn mòn do môi trường axit trong miệng. Ngay cả khi không có mặt của vi khuẩn, các mô cứng của răng cũng bị ăn mòn bởi axit nội sinh hoặc ngoại sinh. Các axit ngoại sinh đến từ nhiều loại trái cây, nước ép và đồ uống có gas. Vì vậy, trẻ ăn nhiều những thực phẩm này sẽ khiến cho răng bé ngày càng bị ăn mòn.

Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ bị sún răng còn do các yếu tố sau:

  • Bé sún răng toàn hàm do thiếu chất (flour, canxi) nên răng con mỏng, yếu dễ bị tổn thương

  • Trong quá trình mang thai mẹ sử dụng các thuốc kháng sinh như Doxycycline hay Tetracycline, trẻ sinh ra răng sẽ bị yếu cũng như chất lượng men răng kém, độ cứng thấp nên dễ bị bào mòn

  • Trẻ mắc bệnh vàng da từ nhỏ, khi lớn cũng có thể ảnh hưởng tới men răng, gây sún răng

  • Chăm sóc răng miệng cho bé không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công men răng và gây sún răng

3. Tác hại khi trẻ bị sún răng:

Chúng ta thường cho rằng, trẻ em sẽ thay thành răng vĩnh viễn nên khi thấy tình trạng răng của trẻ có vấn đề, các bậc phụ huynh luôn phớt lờ và không quan tâm. Nhưng thực tế, bất kì một bệnh lý răng miệng nào, đặc biệt là bệnh sún răng đều gây ra tác hại như:

Khó khăn khi ăn nhai

Khi sún răng, chân răng sẽ nằm sát vào lợi, điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn nhai. Đặc biệt trường hợp tủy răng bị ảnh hưởng, ngà răng lộ ra ngoài, lúc nhai sẽ sinh ra đau nhức và hệ lũy là dẫn đến biếng ăn và quấy khóc.

Phát âm không rõ

Răng bị sún, đặc biệt là vị trí răng cửa không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Theo thống kê, những trẻ bị sún răng sẽ có nguy cơ cao nói ngọng hơn những trẻ có hàm răng khỏe mạnh.

Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Đặc biệt, răng sữa còn có mối liên kết chặt chẽ với những chiếc răng vĩnh viễn. Thông thường, trẻ em ở độ tuổi từ 5 – 6 tuổi sẽ bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên và 12 – 13 tuổi sẽ thay chiếc răng sữa cuối cùng. Và mỗi vị trí mà răng sữa mất đi sẽ thay vào đó là chiếc răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, trường hợp răng sữa bị sún quá sớm, các răng bên cạnh sẽ có xu hướng di chuyển dần về vị trí mất răng. Điều này khiến chiếc răng vĩnh viễn mọc lên không đủ không gian, tạo ra hiện tượng chen lấn, mọc kẹt hoặc mọc ngầm,…

Hoặc cũng có trường hợp răng sữa vì một lý do nào đó đã đến tuổi thay nhưng không rụng, răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch sang vị trí khác.

Ngoài ra, khi răng sữa bị sún, đồng nghĩa với việc nơi đây tập trung rất nhiều vi khuẩn có hại, chúng không chỉ phá hủy chiếc răng mà còn tác động đến nướu. Từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm và tác động xấu đến quá trình phát triển của những chiếc răng vĩnh viễn sau này.

Như vậy, có thể thấy tác hại của sún răng rất đáng để các bậc phụ huynh lưu tâm. Mặc dù răng sữa sẽ phải thay nhưng sự tồn tại của chúng có ý nghĩa to lớn. Không chỉ đảm bảo được chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn định hướng cho sự phát triển của răng vĩnh viễn.

Đặc biệt, đây còn là thời điểm giúp phụ huynh luyện tập, hình thành cho con thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách.

4. Ngăn ngừa tình trạng răng bị sún ở trẻ nhỏ

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách, nếu trẻ còn nhỏ chưa tự thực hiện thì bố mẹ nên lấy băng gạc sạch để lau khoang miệng cho trẻ sau mỗi bữa ăn, khuyến khích và tập cho bé thói quen đánh răng ngày 2 lần/ngày;

  • Lưu ý chế độ ăn uống không quá nhiều đồ ngọt, tinh bột, đồ uống có ga. Cần bổ sung nhiều rau củ quả trong bữa ăn, đặc biệt là thực phẩm có nhiều canxi, kẽm, kali, vitamin… giúp cho răng trẻ phát triển khỏe mạnh.

  • Chú ý khi cho bé uống thuốc: thuốc kháng sinh sẽ làm cho men răng của bé dễ bị yếu, bố mẹ không được cho bé uống thuốc bừa bãi mà chỉ uống theo chỉ định của bác sĩ;

  • Loại bỏ những thói quen xấu của trẻ như: uống sữa đêm, ăn đồ ngọt trước khi ngủ nhưng không đánh răng, ngậm cơm/thức ăn trong miệng quá lâu…;

  • Khám răng định kỳ cho trẻ mỗi 3 – 6 tháng/lần để đảm bảo răng không có tình trạng sún xuất hiện, nếu có cũng được nha sĩ phát hiện và thăm khám kịp thời.

Phụ huynh đưa trẻ đến thăm khám răng định kỳ

Phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám răng định kỳ

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.vn

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 629 333 93

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook