Điều Trị Nha Chu

64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3 - 472- 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10
info@nhakhoathaito.vn
Điều Trị Nha Chu
Ngày đăng: 19/04/2021 12:09 PM

Viêm nha chu rất nguy hiểm nhưng lại dễ nhầm lẫn với triệu chứng viêm nướu thông thường. Vậy bệnh viêm nha chu là gì và cách điều trị như thế nào?

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng phổ biến, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể gây mất răng, tạo tâm lý tự ti khi cười nói. Vậy bệnh viêm nha chu là gì? Cách điều trị như thế nào?

1. Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu (hay bệnh nướu răng) là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn (vi sinh vật) ảnh hưởng và phá hủy các mô bao quanh và nâng đỡ răng (nha chu). Các mô liên quan là nướu, các sợi gắn (dây chằng hoặc nha chu) và xương nâng đỡ răng.

Các bệnh nha chu, cùng với sâu răng, là những bệnh nhiễm trùng chính của khoang miệng.

Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu là gì?

1.1. Dấu hiệu của bệnh

  • Nướu đỏ và sưng lên.

  • Chảy máu răng.

  • Hơi thở hôi liên tục.

  • Khe hở bắt đầu xuất hiện giữa các răng.

  • Một hoặc nhiều răng bắt đầu lung lay.

  • Tụt lợi: khi mô lợi viêm làm thoái hóa mô liên kết và là hậu quả của tiêu xương, sự phá hủy dây chằng quanh răng, khiến lợi sưng nề, dễ chảy máu khi chạm vào, tiết nhiều dịch ở túi lợi, có thể có mủ

  • Đau lan tỏa, khó chịu ở nướu và cảm giác bực tức xuất hiện, có thể đau âm ỉ khu trú do ảnh hưởng của việc giắt thức ăn và đau cấp gặp trong áp xe quanh răng 

Dấu hiệu của bệnh

Dấu hiệu của bệnh nha chu

1.2. Các giai đoạn khác nhau của bệnh nha chu:

Giai đoạn 1: Viêm lợi

Để duy trì một hàm răng khỏe mạnh, điều cần thiết là phải đảm bảo sức khỏe của nướu và loại bỏ các mảng bám cao răng dưới nướu.

Giai đoạn 2: Viêm nha chu sớm

Tình trạng viêm không được điều trị có thể làm hỏng răng vĩnh viễn. Để không xảy ra điều đó, chúng tôi thực hiện chế độ chăm sóc thích hợp nhằm mục đích ngăn chặn quá trình và bảo tồn bền vững sức khỏe răng miệng của bạn.

Giai đoạn 3: Viêm nha chu vừa phải

Bệnh nha chu hay viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn biểu hiện bằng chảy máu nướu, tụt nướu và tiêu xương quanh răng có thể là nguyên nhân của di động răng.

Giai đoạn 4: Viêm nha chu tiến triển

Mảng bám răng và cao răng là tác nhân gây bệnh nha chu vì chúng là chỗ dựa cho vi khuẩn gây ra hiện tượng này

2. Điều trị bệnh nha chu gồm những biện pháp nào?

2.1. Điều trị khẩn cấp
- Khi ở vùng nướu lợi hoặc niêm mạc có ổ mủ (áp-xe), sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp.
- Biểu hiện thường là sưng đỏ niêm mạc, đau nhiều hay ít, sờ thấy phập phều. Ổ mủ có thể tạm thời khỏi khi bệnh nhân tự dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, nhưng bệnh vẫn tồn tại và đi vào trạng thái mạn tính, sau đó thỉnh thoảng bộc phát cơn cấp tính, cứ tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng.

2.2. Điều trị không phẫu thuật

  • Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám và phục hình không đúng kỹ thuật.
  • Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được).
  • Cố định răng (nếu răng lung lay).
  • Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết).
  • Cạo cao răng - xử lý mặt gốc răng
  • Chấm các thuốc sát khuẩn, chống viêm.

2.3. Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh không có dấu hiệu đáp ứng. Thường có các loại sau:
• Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Làm giảm độ sâu túi nha chu, thuận lợi cho việc vệ sinh làm sạch mảng bám vi khuẩn trên răng.
• Phẫu thuật tái tạo: Xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu xung quanh răng. Các túi nha chu ngày càng sâu, chứa đựng nhiều vi khuẩn và tiêu hủy thêm nhiều xương và mô nha chu làm cho răng lung lay nhiều. Sau phẫu thuật, một phần xương và mô nha chu có thể tái tạo trở lại.
• Phẫu thuật ghép mô mềm: Chân răng bị bộc lộ là hậu quả của sự tụt lợi. Phẫu thuật ghép mô mềm sẽ phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt lợi tiếp tục dẫn đến sự phá hủy mô lợi và xương quanh răng. Phẫu thuật có thể tiến hành ở 1 hoặc nhiều răng đem lại sự hài hòa của đường viền lợi và cải thiện tình trạng ê buốt răng.


2.4. Điều trị duy trì
- Sau khi áp dụng các phương pháp điều trị tích cực và bệnh ổn định, người bệnh cần được kiểm tra, theo dõi, thăm khám định kỳ và áp dụng điều trị duy trì nhằm mục đích kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển.

Điều trị bệnh nha chu như thế nào

Theo dõi, thăm khám răng định kỳ 2 lần/năm

3. Thói quen giúp phòng ngừa bệnh nha chu

Để duy trì sức khỏe răng miệng cũng như ngăn ngừa bệnh viêm nha chu và các bệnh răng miệng khác, các chuyên gia nha khoa khuyến khích mọi người nên tập một số thói quen tốt như:

  • Đến gặp nha sĩ định kỳ 2 lần/năm để kiểm tra sức khỏe răng miệng, đồng thời vệ sinh răng đúng cách.

  • Sử dụng bàn chải mềm để đánh răng. Đừng quên thay bàn chải sau mỗi 3 – 4 tháng sử dụng.

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, có thể nhiều hơn nếu bạn thường xuyên ăn vặt.

  • Sử dụng nước súc miệng kết hợp với đánh răng nhằm loại bỏ hoàn toàn những mảng bám giữa các răng.

  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, hay tăm nước, hạn chế sử dụng tăm xỉa răng.

làm sạch kẽ răng bằng tăm nước

Làm sạch kẽ răng bằng tăm nước

Viêm nha chu là một bệnh phổ biến nhưng có thể phòng ngừa được. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline 028 224 399 25 hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 629 333 93

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook