Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Các thói quen như hút thuốc lá, nghiến răng, ăn đồ ăn quá mềm hoặc quá cứng đều là nguyên nhân gây ra mất răng.

Tuổi tác: Mất răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở các cô/chú trung, cao niên do răng bị lão hóa và dần yếu đi, men răng bị bào mòn nên dễ dẫn đến mất răng.

Nguyên nhân gây mất răng

Một số nguyên nhân gây mất răng

2. Tác hại của việc mất răng hàm

Mất răng thường được gây ra bởi sâu răng hoặc chấn thương. Mặc dù nó có thể được sửa chữa với các lựa chọn phục hồi như cấy ghép nha khoa (trồng răng implant), cầu răng và răng giả, một số lượng lớn người từ bỏ điều trị và chỉ đơn giản là sống chung với sự mất mát này . Đặc biệt là nếu sự thiếu răng này không bị phát hiện khi bạn cười, do nằm ở phía sau nơi các răng hàm.

Thực tế là việc không thay thế một hoặc nhiều răng bị mất có thể gây bất lợi cho sức khỏe và chức năng của nụ cười của bạn. Bằng cách không thay thế một chiếc răng, bạn có thể để mình có nguy cơ phát triển các vấn đề phức tạp hơn, tốn kém hơn và dần dần cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn.

Sau đây là một số tác hại do mất răng gây ra được tôi tổng hợp một cách dễ hiểu để các bạn có thể hình dung các vấn đề chính gây ra bởi việc mất răng hay thiếu răng:

2.1. Tiêu xương hàm

Mất răng hay thiếu răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiêu xương hàm tại vị trí mất răng. Răng giúp kích thích và nâng đỡ xương hàm; giống như cách tập thể dục giúp kích thích và hỗ trợ sức khỏe của cơ bắp. Nếu bạn bị mất răng, xương đã từng nâng đỡ chúng không còn được kích thích nữa. Tương tự như vậy, cơ không sử dụng có thể bị teo đi, xương hàm không sử dụng cũng có thể bị teo.

Trồng răng có nhiều phương pháp, nhưng không phải phương pháp nào cũng có thể giúp xương hàm không bị tiêu đi do mất răng. Chỉ có phương pháp Cấy ghép nha khoa (implant nha khoa) bao gồm các vít được bắt vào xương hàm – kết hợp với xương để cung cấp sức mạnh và sự hỗ trợ tối đa. Quá trình này (sự tích hợp xương hàm) hỗ trợ xương hàm giống như phần chân răng thật của bạn, do đó cấy ghép implant là giải pháp trồng răng tối ưu nhất hiện nay.

tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm

2.2. Dịch chuyển răng

Mặc dù răng thật được gắn vào xương hàm, tuy nhiên chúng vẫn có thể di chuyển và thay đổi theo thời gian ngay trong xương hàm. Điều này trong tự nhiên là hữu ích để răng có thể trồi và di chuyển ăn khớp giữa hai hàm với nhau khi các răng bị mòn theo thời gian do ăn nhai, hoặc mẻ vỡ bởi lực cắn và sâu răng.

Nhưng sự dịch chuyển này có thể được tăng tốc đáng kể với một hoặc nhiều răng bị mất đi. Khoảng mất răng tạo ra không gian quá lớn mà các răng kế cận có thể dịch chuyển vào. Và sau đó, theo hiệu ứng domino – toàn bộ khớp cắn có thể bị ảnh hưởng.

2.3. Lệch lạc khớp cắn

Thiếu một hoặc nhiều răng có thể gây ra sự bất thường cắn ảnh hưởng đến sức khỏe của răng còn lại, nướu răng, vùng đầu cổ, các cơ hàm nhai và khớp hàm của bạn – khớp thái dương hàm (1)

Cách mà các bề mặt nhai của răng bạn kết hợp hay ăn khớp với nhau sẽ quyết định khớp cắn của bạn. Thiếu răng có thể dẫn đến sự thay đổi của răng, có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách răng của bạn ăn khớp với nhau khi bạn cắn lại. Một khớp cắn không đúng (malocclusion) có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm những thứ như đau đầu, đau cơ, răng không tự nhiên, mất răng, nhạy cảm và thậm chí là TMJD (2). Chỉnh nha có thể giúp điều chỉnh khớp cắn lệch lạc, nhưng nó có thể là một quá trình điều trị tốn kém và kéo dài.

(1)Khớp thái dương hàm: là khớp giống như trục bản lề của xương hàm trên và xương hàm dưới, nhờ cơ chế xoay và vận động của khớp này mà bạn có thể há ngậm miệng, ăn nhai,…

(2) TMJD: là chứng Rối Loạn Khớp Thái Dương Hàm, bệnh này gây ra các triệu chứng từ nhẹ như mỏi khớp, mỏi cơ hàm, nghiến răng,… cho đến nặng như đau khớp, trật khớp (không ngậm miệng lại được),…

2.4. Ăn nhai khó khăn

Chúng ta đều dựa vào các răng trong miệng để cắn xé và nghiền nát thức ăn để hệ tiêu hoá dễ dàng vận động. Tuỳ thuộc vào vị trí của răng bạn bị mất mà bạn có thể gặp khó khăn trong việc ăn nhai các thực phẩm yêu thích.

Thiếu răng cửa và răng trước chỉ đặc biệt gây khó khăn khi muốn xé thức ăn. Răng phía sau lại đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, do đó thiếu răng hàm dù chỉ một răng cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta nghiền nát mọi thứ thức ăn. Và việc không nhai đầy đủ có thể tác động đến hệ tiêu hoá, dẫn đến các vấn đề như trào ngược axit dạ dày, loét dạ dày và những cơn đau rất khó chịu của nó.

Những phiền toái này hoàn toàn có thể tránh được bằng cách thay thế các răng bị mất.

2.5. Thẩm mỹ của khuôn mặt

Răng của bạn giúp hỗ trợ hình dạng và cấu trúc khuôn mặt của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi mất răng có thể tác động đến thẩm mỹ trên khuôn mặt. Khi xương hàm bị teo lại, khuôn mặt có thể bắt đầu trông lõm hoặc sâu hơn và có nét già đi. Nếu bạn đã từng nhìn thấy ai đó có răng giả có thể tháo rời khi họ lấy chúng ra, bạn sẽ có cảm giác về tác động của việc mất răng đối với ngoại hình lớn như thế nào. Khi bị mất răng làm cho bạn luôn cảm giác lo lắng hay tự ti nếu các răn đó ở vị trí dễ nhìn thấy gây ảnh hưởng tới tâm lý của người bị mất răng.

2.6. Nói và phát âm

Dù bạn tin hay không, răng của bạn đóng một vai trò trong sự phát âm của bạn. Thiếu răng (hoặc thậm chí khoảng cách lớn giữa các răng) có thể gây khó khăn trong việc phát âm một số từ nhất định. Mất răng cửa hoặc khe hở răng có thể làm bạn khó có thể phát âm đúng các âm như âm “s” trong tiếng Anh. Giọng nói của bạn có thể bị ngọng ngịu và thay đổi do mất răng – dù chỉ là một.

Hàm giả hay răng giả tháo lắp thường xuyên gây các vấn đề về phát âm do sự lỏng và không cố định của nó. Cấy ghép implant hoặc cầu răng và các phương pháp trồng răng cố định khác thường khắc phục được vấn đề này.

3. Giải pháp khắc phục cho tình trạng mất răng hàm:

Khi bị mất răng hàm nên phục hồi răng càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tối đa các biến chứng về răng miệng.

Có 3 phương pháp trồng răng hàm phổ biến gồm:

3.1. Hàm tháo lắp

Hàm tháo lắp gồm khung hàm bằng nhựa hoặc kim loại, bên trên là răng giả và có thể tháo rời dễ dàng. Phương pháp này có chi phí thấp, thời gian làm nhanh chóng nhưng chỉ phục hồi được 30 – 40% khả năng ăn nhai, dễ bị rơi khi ăn uống/nói chuyện, gây tiêu xương, teo nướu và độ bền không cao.

Hàm tháo lắp

Hàm tháo lắp

3.2. Cầu răng sứ

Phương pháp này sử dụng các răng bên cạnh răng đã mất làm trụ, sau đó gắn mão sứ lên trên. Phần răng sứ trắng có màu giống với răng thật, ăn nhai khá tốt, cố định vào hàm, dùng được 7 – 10 năm. Tuy nhiên cầu răng sứ lại không ngăn được tiêu xương và gây tổn hại đến các răng khỏe mạnh. Theo thời gian, các răng này dần suy yếu khiến cho việc mất răng càng lan rộng hơn.

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ

3.3. Trồng răng Implant

Trồng răng Implant được xem là giải pháp phục hình răng tân tiến nhất hiện nay khi bị mất 1 răng hoặc nhiều răng và có thể khôi phục khả năng ăn nhai lên đến hơn 90%.

Phương pháp này sử dụng trụ Titanium gắn vào xương hàm, thay thế chân răng đã mất. Phần trụ Implant này sẽ bám vào xương hàm, tạo thành chân răng vững chắc, ngăn chặn tình trạng tiêu xương. Phía trên là mão răng có màu sắc, hình dạng, kích cỡ tương tự răng thật.

Cấy ghép Implant giúp người bị mất răng hàm ăn nhai thoải mái, không gây hư tổn răng bên cạnh, khắc phục các hậu quả khi mất răng, tính thẩm mỹ cao và có thể sử dụng trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.

trồng răng implant

Trồng răng implant

Vừa rồi là những điều cơ bản cần biết về tác hại của việc mất răng và cách khắc phục. Hy vọng những kiến thức trên sẽ có ích cho mọi người trong trường hợp cần thiết để giải quyết vấn đề về vôi hóa tuyến nước bọt. 

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.vn