Chăm sóc răng miệng cho thai phụ như thế nào

64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3 - 472- 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10
info@nhakhoathaito.vn
Chăm sóc răng miệng cho thai phụ như thế nào
Ngày đăng: 30/11/2023 03:32 PM

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, các bà bầu thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó phải kể đến các vấn đề về răng miệng. Do vậy, chăm sóc răng cho bà bầu là điều mà các những chị em đang và có ý định mang thai cần tìm hiểu ngay từ sớm. Hãy cùng Nha khoa Thái Tổ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

1. Tại sao bà bầu cần được chăm sóc răng?

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần được sự chăm sóc toàn diện và cẩn thận từ dinh dưỡng cho đến các yếu tố về sức khỏe, phòng bệnh thật kỹ lưỡng. Chăm sóc răng miệng cũng là vấn đề mà bất cứ bà bầu nào cũng cần phải quan tâm. Tại sao lại như vậy?

1.1. Bà bầu thường dễ gặp các vấn đề về răng miệng

Giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch trong cơ thể thay đổi, do đó, các bà bầu đều ít nhất 1 lần gặp phải các vấn đề về răng miệng như: sưng, viêm lợi, chảy máu chân răng,…, và viêm lợi là căn bệnh phổ biến nhất.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, các bà bầu thường có xu hướng ăn nhiều hơn so với bình thường. So vì mệt mỏi bầu bí mà khoản chăm sóc răng miệng lại không được chu đáo nên các mẹ bầu dễ bị sâu răng. Độ PH trong miệng cũng có sự thay đổi, đó là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Cùng với đó, giai đoạn này, hooc môn nữ thay đổi, tăng cao hơn khiến cho phụ nữ mang thai dễ gặp phải vấn đề viêm lợi, nha chu.

bà bầu hay gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng

Bà bầu hay gặp các vấn đề về răng miệng

1.2. Vấn đề răng miệng làm tăng nguy cơ sinh non

Bệnh răng miệng ở bà bầu không hề đơn giản. Khi thai phụ bị sâu răng hoặc viêm chân răng nặng có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào bào thai, làm thay đổi môi trường nước ối, gây ra tình trạng chuyển dạ sớm. Bên cạnh đó, khi mẹ bị viêm lợi, khả năng hấp thu canxi của thai nhi cũng bị giảm sút. Khi đó, trẻ có nguy cơ bị sinh non, nhẹ cân và không khỏe mạnh.

1.3. Tăng nguy cơ sâu răng cho bé khi chào đời

Nếu xem nhẹ việc chăm sóc răng miệng cho bà bầu dẫn đễn việc bà bầu bị sâu răng thì sẽ kéo theo nhiều vấn đề ngay cả sau khi sinh con. Trẻ sau khi sinh có nguy cơ rất cao bị lây sâu răng từ mẹ qua tiếp xúc hàng ngày như: ôm hôn, bón cháo, lây từ đồ dùng mà mẹ bầu đã dùng trước đó,… Hơn nữa, răng của bé được hình thành từ trong bụng mẹ vào khoảng tuần 6 ~ 7 của thai kỳ. Từ tuần thứ 16 thai kỳ, men răng và ngà răng phát triển để bao bọc mầm răng. Sau đó, thân răng (còn gọi là xương ổ răng) được hình thành để bao bọc phần chân răng và tủy răng là hệ thần kinh nằm phía bên trong. Từ 6-7 tháng sau sinh, răng sữa của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh, nhú ra khỏi lợi.

2. Cách chăm sóc răng miệng cho thai phụ:

Dẫu biết giai đoạn mang thai các bà bầu rất mệt mỏi, nhất là khi bị ốm nghén nặng. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện đầy đủ các quy trình chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng tránh sâu răng, viêm lợi,… Để chăm sóc răng miệng đúng cách, các bà bầu không nên bỏ qua những điều sau đây:

2.1. Giữ sạch răng miệng

Nên duy trì đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần. Làm sạch răng bằng chỉ nha khoa. Nếu như bà bầu ăn nhiều đồ ngọt hoặc ăn liên tục thì cần phải lưu ý mỗi lần ăn xong nên thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để diệt khuẩn trong miệng.

đánh răng bà bầu

Giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày

2.2. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần chế độ dinh dưỡng với lượng nhiều hơn người bình thường. Đặc biệt là phải bổ sung thêm các kháng chất như canxi, photpho,.. để răng không bị suy yếu. Những khoáng chất này còn rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như thịt, cá, trứng gà, tôm, tép nhỏ, sữa, các chế phẩm từ sữa, sau bina, súp lơ xanh,… Và bổ sung xêm canxi bằng đường uống từ các thực phẩm chức năng dành riêng cho bà bầu. Cân bằng chế độ dinh dưỡng giàu canxi chính là cách để chăm sóc sức khỏe toàn diện và chăm sóc răng cho bà bầu.

2.3. Khám nha khoa thường xuyên

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cũng vẫn đến duy trì thói quen khám nha khoa thường xuyên. Nhất là khi thấy có những dấu hiệu bất thường về răng miệng như: sưng lợi, đau răng, chảy máu chân răng,… Khám răng thường xuyên sẽ giúp các mẹ bầu kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường về răng miệng để xử trí kịp thời. 

khám nha khoa thường xuyên

Thăm khám nha khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

3. Một số lưu ý khi điều trị bệnh về răng miệng cho bà bầu

Các bà bầu giai đoạn mang thai mệt mỏi không tránh khỏi những vấn đề răng miệng bất thường. Khi có những biểu hiện về viêm, sâu răng thì cần được điều trị đúng cách. Do vậy, các mẹ bầu cần lưu ý những phương pháp điều trị sau đây:

Chọn thời điểm thích hợp để trám răng

Bất cứ dấu hiệu viêm nhiễm nào ở mẹ bầu cũng đều có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Với những mẹ bầu bị sâu răng nặng thì bắt buộc cần lựa chọn giải pháp trám răng hoặc nhổ răng. Tuy nhiên cần lựa chọn thời điểm thích hợp nhất. Nên tránh thực hiện giải pháp điều trị này trong 3 tháng đầu. Có thể chọn trám răng hoặc nhổ răng vào thời điểm tháng thứ 7 hoặc thứ 8 của thai kỳ, hoặc trì hoãn nếu được.

Lấy cao răng thường xuyên

Cao răng (vôi răng) là nơi lý tưởng cho vi khuẩn có chỗ trú ngụ và hoạt động. Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cũng nên lấy cao răng thường xuyên. Khoảng từ 3 tháng/ lần hoặc 6 tháng/ lần. Lấy cao răng cũng là cách để mẹ bầu luôn tự tin với hàm răng sáng đẹp, không bị ố màu. 

Điều trị viêm nướu đúng cách

Với những bà bầu bị viêm nướu thì cần phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh sẽ không được chỉ định dùng kháng sinh mà sử dụng các loại thuốc nguồn gốc thảo dược. Hay xúc miệng bằng dung dịch chuyên dụng, nước muối để làm giảm tình trạng viêm. Các bà bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc tây hay bất cứ loại thuốc nào khác để điều trị khi có dấu hiệu viêm về răng miệng. 

Chăm sóc răng cho bà bầu là điều vô cùng quan trọng để các mẹ bầu tránh được những vấn đề lớn về răng miệng. Mỗi mẹ bầu không nên chủ quan với sức khỏe răng miệng của mình. Chăm sóc răng miệng ngay từ sớm và thực hiện các giải pháp phòng trừ bệnh về răng miệng là yếu tố cần thiết để mỗi mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.

 

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu được phần nào về việc chăm sóc răng miệng cho bà bầu. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.vn

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 629 333 93

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook