Cầu răng sứ là gì? Những ưu và nhược điểm khi làm cầu răng sứ

64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3 - 472- 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10
info@nhakhoathaito.vn
Cầu răng sứ là gì? Những ưu và nhược điểm khi làm cầu răng sứ
Ngày đăng: 21/11/2023 02:34 PM

Làm cầu răng là một phương pháp làm răng giả cố định để bù lại răng bị mất, khôi phục lại khả năng ăn nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như các chức năng khác của răng. Có nhiều loại vật liệu để làm cầu răng. Hiện nay, làm cầu răng sứ được khá nhiều bạn lựa chọn vì răng đẹp. Nhưng cầu răng sứ có thực sự tốt không, những ai làm được cầu răng sứ vẫn là thắc mắc của nhiều bạn. Hãy cùng Nha khoa Thái Tổ tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

1. Cầu răng sứ là gì? Các loại cầu răng sứ.

1.1. Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là một giải pháp khôi phục một hoặc nhiều răng mất cố định phổ biến hiện nay. Giống như bạn đi qua một chiếc cầu bắc qua sông, cầu răng gồm 2 hoặc nhiều trụ cầu là các răng trên cung hàm hoặc các trụ implant và nhịp cầu là một hay nhiều răng bị mất. Các trụ cầu chính là các điểm tựa mang răng mất. Cầu răng được gắn cố định trên các răng trụ, qua đó, giúp lấp đầy khoảng trống răng mất trên cung hàm.

Cầu răng sứ là cầu răng được làm bằng vật liệu sứ.

1.2. Các loại cầu răng sứ

  •  Cầu răng sứ truyền thống

Cầu răng sứ truyền thống loại cầu răng khá phổ biến. Các răng làm trụ cầu là các răng khỏe mạnh ở hai bên của khoảng mất răng. Nha sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ các răng làm trụ để tạo đủ khoảng cho một chụp răng (giống như một cái mũ) chụp lên răng trụ, giữa các răng trụ sẽ là một dải răng sứ gắn liền với các chụp úp lên răng trụ để thay thế cho răng bị mất.

cầu răng sứ truyền thống

Cầu răng sứ truyền thống

  • Cầu răng sứ với (Cầu răng sứ đèo)

Với loại cầu răng này, nha sĩ sẽ dùng một hoặc hai răng trụ ở phía trước hoặc ở phía sau răng bị mất để làm cầu răng. Tuy nhiên, cầu răng này được khuyên không nên làm rộng rãi vì dễ ảnh hưởng đến các răng trụ nếu tính lực nhai không tốt.

cầu răng sứ với

Cầu răng sứ với

  • Cầu răng sứ cánh dán

Là loại cầu răng có khả năng bảo tồn răng trụ tối đa do mài ít răng. Cầu răng gồm một răng giả bằng sứ có hai cánh dán ở hai bên. Trong đó, răng giả sẽ lấp vào khoảng trống răng mất còn hai cánh dán sẽ được gắn cố định ở mặt trong của hai răng trụ ở hai bên răng mất. Cánh dán có thể làm bằng sứ hoặc kim loại. Tuy nhiên cầu răng loại này yếu, chịu lực nhai kém, dễ rơi nên chỉ nên làm ở răng cửa với sự cân nhắc kỹ càng của nha sĩ.

cầu răng sứ cánh dán

Cầu răng sứ cánh dán

  • Cầu răng sứ trên trụ Implant

Các răng trụ của loại cầu răng này không phải là các răng thật mà là các trụ implant được cấy vào trong xương hàm của bạn. Cầu răng này không gây ảnh hưởng hay tổn hại đến răng tự nhiên bên cạnh răng đã mất do không dùng đến răng thật để làm điểm tựa, tạo được khoảng cách thích hợp giữa các răng giúp cầu răng ổn định và phần xương hàm ở khoảng mất răng bị tiêu ít.

cầu răng sứ trên trụ implant

Cầu răng sứ trên trụ Implant

2. Ưu điểm và nhược điểm của trồng cầu răng sứ:

  •  Ưu điểm:

+ Mang lại hàm răng đều, đẹp:

Làm cầu răng sẽ giúp phục hồi răng đã mất, giúp bạn mau chóng sở hữu hàm răng đều, đẹp, có tính thẩm mỹ cao.

+ Đảm bảo chức năng ăn nhai:

Răng sứ có độ bền, cứng nên khi lắp cầu răng sứ, chức năng ăn nhai của răng được đảm bảo. Bởi vậy, bạn có thể yên tâm về vấn đề ăn uống sau khi làm cầu răng.

+ Quy trình thực hiện đơn giản:

Quy trình làm cầu răng tương đối đơn giản, tiết kiệm thời gian, phù hợp với những người bận rộn. Sau khi thực hiện, bạn cũng không cần phải nghỉ ngơi lâu mà vẫn có thể sinh hoạt như bình thường, chỉ cần ăn đồ mềm 1, 2 hôm đầu.

+ Chi phí thấp:

Làm cầu răng có chi phí thấp hơn hẳn so với các phương pháp khác như cấy ghép Implant nên phù hợp với nhiều đối tượng.

  • Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp cầu răng sứ cũng còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • 2 răng bên cạnh không được bảo tồn: Phương pháp đòi hỏi hai răng bên cạnh răng bị mất phải chắc khỏe. Vì khi bắt đầu làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ mài một lượng men răng thật ở bên cạnh để chụp mão răng nối với cầu răng sứ ở bên trên.
  • Tình trạng tiêu xương sẽ diễn ra sau một thời gian: Xương hàm cần phải vận động nhai để kích thích và giúp xương luôn chắc khỏe, nếu không nó sẽ bắt đầu biến mất (teo xương). Cũng theo nghiên cứu với những người mất răng sớm thì khuôn mặt bạn sẽ có dấu hiệu già trước tuổi. Vậy nên, vấn đề tiêu hủy xương khi phục hình cầu răng sứ diễn ra như một quy luật tất yếu.

3. Khi nào nên làm cầu răng sứ?

Các trường hợp NÊN trồng cầu răng sứ:

  • Người không muốn mang hàm giả tháo lắp.
  • Hoặc người không đủ điều kiện để trồng răng Implant.

Đối tượng KHÔNG NÊN làm cầu răng sứ:

  • Đối với trường hợp mất răng 7, nếu không có răng số 8 hoặc răng số 8 lệch, hay chân răng số 8 yếu thì không thể làm cầu răng được.
  • Những người già có răng quá yếu thường không đủ điều kiện để làm cầu răng sứ.

4. Quy trình làm cầu răng sứ tại Nha khoa Thái Tổ:

Bước 1: Thăm khám và kiểm tra răng

Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng và chụp phim X-Quang để xác định tình trạng xương hàm và số lượng răng cần phục hình. Từ đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị chi tiết cho bệnh nhân.

Bước 2: Gây tê và mài cùi răng

Trước khi mài cùi, bệnh nhân sẽ được gây tê vùng răng cần điều trị để giảm đau và quá trình thực hiện được diễn ra suôn sẻ hơn.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng theo tỷ lệ đã được tính toán từ trước, đảm bảo không xâm lấn răng thật quá nhiều.

Bước 3: Lấy dấu hàm và phục hình răng tạm

Sau khi mài cùi răng, bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm và chuyển sang phòng Labo để chế tác răng sứ một cách chính xác nhất. Đồng thời sẽ gắn mão răng tạm để đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân, trong thời gian chờ thiết kế mão răng chính thức.

Bước 4: Gắn cầu răng sứ

Cầu răng sứ sau khi chế tác xong sẽ được gắn vào trụ răng đã mài. Các bác sĩ sẽ kiểm tra phần mão răng có khớp với trụ răng hay không, có bị chênh, phô, lệch khớp cắn… để đảm bảo ăn nhai một cách tốt nhất.

Bước 5: Kiểm tra và hẹn tái khám răng

Sau khi gắn xong, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa nhằm đảm bảo độ bền của cầu răng sứ và không gây khó khăn gì khi bệnh nhân sử dụng. Đồng thời, hẹn lịch tái khám để kiểm tra tình trạng răng sau một thời gian sử dụng.

 

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.vn

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 629 333 93

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook