Bọc răng sứ bị hỏng: Nguyên nhân và cách khắc phục

64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3 - 472- 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10
info@nhakhoathaito.vn
Bọc răng sứ bị hỏng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Ngày đăng: 29/11/2023 02:30 PM

Răng sứ bị hỏng sau khi phục hình không phải là tình trạng hiếm gặp. Điều này khiến nhiều người lo ngại, liệu có nên bọc răng sứ khi gặp các khuyết điểm về hình thể và màu sắc răng không? Vậy, nguyên nhân gây hỏng răng sứ là gì và cách khắc phục như thế nào nếu không may gặp phải? Hãy cùng Nha khoa Thái Tổ tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời bạn nhé!

1. Tại sao răng sứ bị hỏng?

Khi trồng răng sứ, ai cũng mong muốn duy trì một hàm răng trắng đẹp và thời gian sử dụng bền lâu. Thông thường, tuổi thọ của răng sứ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: dòng răng sứ được lựa chọn, tay nghề của bác sĩ, cách chăm sóc răng sứ và các ảnh hưởng bên ngoài.

Trước khi gắn sứ, Bác sĩ luôn phải mài đi một phần răng thật để tạo trụ răng. Sau đó mới tiến hành bọc mão răng sứ bên ngoài. Thao tác này có sự tác động nhất định đến cấu trúc răng thật, khiến răng trở nên nhạy cảm, yếu và dễ tổn thương hơn.

Đồng thời, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, cầu răng sứ cũng như răng thật phải chịu các tác động ngoại lực, lực ăn nhai và những yếu tố khác trong môi trường răng miệng. Tất cả những tác nhân này tác động theo thời gian, khiến răng sứ dễ bị hư tổn. Đây là điều kiện để vi khuẩn tấn công và gây nên các bệnh lý về răng miệng. Đặc biệt là các bệnh viêm nướu, viêm nha chu.

2. Dấu hiệu và nguyên nhân khiến răng sứ bị hỏng

Dấu hiệu nhận biết:

  • Cảm thấy sưng đau ở vùng lợi làm răng sứ và miệng xuất hiện mùi hôi
  • Tình trạng đau nhức kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Răng sứ bị biến đổi màu sắc hoặc nhanh bị sứt mẻ hoặc gãy vỡ chỉ sau thời gian ngắn sử dụng
  • Xuất hiện kẽ hở ở chỗ tiếp giáp giữa răng sứ và cùi răng

Răng sứ hỏng

Hình ảnh răng sứ bị hỏng

Nguyên nhân hình thành:

  • Do kỹ thuật áp dụng

Nguyên nhân đầu tiên có thể bắt nguồn từ tay nghề chuyên môn chưa cao của bác sĩ. Mài cùi răng và thiết kế mão sứ không khớp khiến răng sứ không giữ cố định được. Khi đó lực ăn nhai liên tục tác động sẽ gây nên tình trạng răng sứ bị hỏng, lệch hoặc hở. 

  • Do răng sứ kém chất lượng

Một số phòng nha vì muốn thu hút khách hàng đã sử dụng các loại răng sứ kém chất lượng. Những răng này đa phần là răng sứ kim loại nên tuổi thọ không cao. Đồng thời, kim loại trong quá trình sử dụng còn tạo phản ứng oxy hóa với axit trong nước bọt hoặc thức ăn sẽ gây ra tình trạng đen viền nướu, khiến hàm răng mất thẩm mỹ.

  • Do cấu trúc răng bị xâm phạm nhiều

Một số phòng khám không uy tín đã lợi dụng bọc sứ để mài nhỏ răng của khách hàng khi răng gặp tình trạng nặng thay vì điều trị bằng phương pháp khác nhằm tiết kiệm thời gian và tăng lợi nhuận. Hậu quả là răng bị mài nhỏ có nguy cơ chết tủy; đồng thời khớp cắn cũng bị ảnh hưởng do không thể cân chỉnh được khiến ăn nhai gặp khó khăn. Lâu ngày có thể dẫn đến đau khớp thái dương hàm. 

lạm dụng mài răng

Tình trạng răng bị hỏng vì mài răng quá nhỏ

  • Do thiết bị kỹ thuật không đảm bảo

Thiết bị công nghệ, máy móc nha khoa đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý răng miệng cũng như tính toán tỷ lệ mài răng hợp lý. Việc dùng máy móc thô sơ, kém hiện đại và không đảm bảo không những làm chậm quá trình bọc sứ mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ và gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau. 

  • Do bệnh lý răng miệng chưa được chữa dứt điểm

Một số bệnh nhân mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… nhưng không được điều trị dứt điểm thì khi bọc sứ các mầm mống bệnh sẽ tiếp tục phát triển, gây đau nhức, viêm nhiễm nặng hơn.  

  • Do quá trình sử dụng

Sau khi bọc răng sứ, bệnh nhân không tuân thủ vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống theo lời dặn của bác sĩ cũng là nguyên nhân gây các biến chứng như hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng… 

3. Răng bị hỏng có làm lại được không? Quy trình làm lại răng sứ được thực hiện như thế nào?

Bọc răng sứ có thay được không? Răng sứ một khi đã bị hư hỏng thị việc trám hay hàn gắn lại là không được và không có hiệu quả. Chỉ trong trường hợp bạn vừa thực hiện bọc răng sứ, do lỗi của vật liệu dán khiến răng sứ bị rơi ra ngoài, nếu răng còn nguyên vẹn thì bác sĩ sẽ vệ sinh và gắn lại một lần nữa.

Còn lại các trường hợp khác, khi răng sứ bị hư hỏng đều phải làm lại răng sứ mới để thay thế. Nếu răng thật bị tổn thương nặng, thì không thể bọc răng sứ lại và phải tìm phương pháp phục hình khác thích hợp.

3.1 Quá trình tháo răng sứ làm lại có đau không?

Tháo răng sứ làm lại là một kỹ thuật nha khoa đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Chính vì thế, nếu như ai vẫn còn phân vân, liệu làm lại răng sứ có đau không thì có thể hoàn toàn yên tâm. Bởi trong quá trình thực hiện tháo bỏ răng sứ đã cũ và lắp răng sứ mới vào, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng điều trị. Do đó, bạn sẽ không cảm thấy ê buốt hay đau nhức.

Bác sĩ tiến hành tiêm tê trước khi làm lại răng sứ

Ngoài ra, nếu như bạn lựa chọn sử dụng dịch vụ tại các nha khoa uy tín, có trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao thì quá trình này sẽ diễn ra khá nhanh chóng và an toàn.

3.2. Quy trình làm lại răng sứ được thực hiện như thế nào?

Quy trình làm lại răng sứ cũng giống như làm răng sứ mới, chỉ khác ở chỗ, bác sĩ sẽ tháo mão răng sứ cũ ra và tiến hành gắn mão răng sứ mới vào.

Bọc răng sứ mất bao lâu?

Quy trình gắn răng sứ tiêu chuẩn tại Nha khoa Thái Tổ gồm các bước sau:

  • Khám tổng quát và kiểm tra tình trạng sức khỏe.
  • Tiến hành gây tê vùng điều trị, mài cùi răng, kiểm tra khớp cắn.
  • Lấy dấu răng gửi về phòng Labo tại nha khoa.
  • Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra, so sánh và tiến hành gắn răng sứ cố định.

3.3. Cần lưu ý những gì sau khi làm lại răng sứ?

*Về chế độ ăn uống

  • Hạn chế các thực phẩm cứng, dai để không làm tổn thương đến răng sứ.
  • Hạn chế các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, bởi vì răng sau khi bọc răng sứ sẽ khá nhạy cảm và dễ bị ê buốt với những thực phẩm nóng, lạnh.

Hạn chế thực phẩm cứng, dai, quá nóng và quá lạnh

  • Hạn chế các loại thức uống đậm màu như: trà, cà phê, các loại nước ngọt có gas… để đảm bảo răng sứ luôn trắng, sáng.
  • Ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, trứng, sữa để giúp răng chắc, khỏe hơn.

thực phẩm giàu canxi

Sử dụng các nhóm thực phẩm giàu canxi giúp răng chắc, khỏe

*Về chế độ chăm sóc răng miệng

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải có đầu lông mềm, kết hợp với nước súc miệng và máy tăm nước để lấy sạch các mảng bám còn sót lại trong khoang miệng.
  • Khám răng định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng và có thể xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

*Tái khám răng định kỳ

Qua đây có thể thấy, quá trình bọc lại răng sứ có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ chuyên môn của bác sĩ, trang thiết bị hỗ trợ và tình hình sức khỏe, cơ địa của mỗi người. Chính vì vậy, bạn nên đến các nha khoa uy tín để thăm khám và kiểm tra trước khi tiến hành làm lại răng sứ.

Thăm khám răng định kỳ

Hãy đến Nha khoa Thái Tổ để thăm khám răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng

 

Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể giải đáp được thắc mắc về việc khắc phục răng sứ bị hỏng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.vn

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 629 333 93

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook