Bị nhiệt miệng phải làm sao?

64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3 - 472- 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10
info@nhakhoathaito.vn
Bị nhiệt miệng phải làm sao?
Ngày đăng: 11/11/2023 06:00 PM

Nhiệt miệng (loét miệng) là một tình trạng rộp miệng rất phổ biến mà bất cứ ai cũng từng bị qua ít nhất một lần trong đời. Vậy bị loét miệng thực chất là như thế nào? Nguyên nhân là do đâu và làm sao để phòng ngừa hiệu quả hay “đánh bay” vấn đề này nhanh nhất có thể? Cùng Nha Khoa Thái Tổ tìm hiểu thông tin về bệnh nhiệt miệng và cách phòng tránh nhé!

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (loét miệng hoặc lở miệng) là những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ. Các vết loét miệng thường có kích thước nhỏ (dưới 1mm) và gây đau, khiến người bệnh không thể ăn hay nói chuyện thoải mái. Loét miệng thường có hai loại:

  • Vết loét đơn giản: Chúng có thể xuất hiện 3 – 4 lần/năm và kéo dài đến một tuần. Bất cứ ai cũng có thể bị loét nhưng chúng thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 10 – 20.
  • Các vết loét phức tạp: Loại này thường ít gặp hơn và xảy ra phổ biến ở những người trước đây đã từng mắc chúng.

nhiệt miệng là gì

Nhiệt miệng gây đau khiến bạn không thể ăn hay nói chuyện thoải mái.

2. Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng

Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng của nhiệt miệng tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Những người bị nhiệt miệng thường có một số triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ hoặc vết sưng phát triển thành vết lở, loét. Chúng thường ở những vị trí như: Mặt trong của má và môi, ở lưỡi, mặt trên của miệng hoặc đáy lưỡi.
  • Khu vực trung tâm vết loét có màu trắng hoặc màu vàng
  • Kích thước vết lở nhỏ (thường dưới 1cm)
  • Vết loét miệng có màu xám khi bắt đầu lành

Ngoài những triệu chứng nhiệt miệng trên, trong một số trường hợp ít gặp, các biểu hiện nhiệt miệng còn bao gồm: sốt, khó chịu, sưng hạch bạch huyết, ...

nhiệt miệng

Nhiệt miệng xuất hiện ở môi gây đau rát

Cơn đau nhiệt miệng thường biến mất sau 7 – 10 ngày. Có thể mất 1 – 3 tuần để vết loét có thể lành hoàn toàn. Loét lớn có thể mất nhiều thời gian để chữa lành hơn. Ngoài ra, một số người thường gặp phải tình trạng lở miệng liên tục. Vì thế, nhiều người thường thắc mắc: Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng là gì?

3. Nguyên nhân do đâu dẫn đến nhiệt miệng?

Hiện nay, các chuyên gia chưa biết chính xác nguyên nhân gây nên bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này, hãy tham khảo các tác nhân có thể khiến bạn bị loét miệng dưới đây:

  • Vết thương ở miệng do đánh răng quá mạnh, tai nạn thể thao, vô tình cắn má,…
  • Nhạy cảm với thực phẩm: sô cô la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, thực phẩm cay hoặc axit…
  • Chế độ ăn thiếu vitamin B12, sắt, kẽm hoặc folate (axit folic)
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, căng thẳng, stress lâu ngày

nguyên nhân 

Stress và chế độ ăn thiếu dinh dưỡng gây nhiệt miệng

4. Bị nhiệt miệng phải làm sao?

Nhiệt miệng có thể trở nên nặng hơn hoặc kéo dài nếu không biết cách chăm sóc cơ thể, nhất là vùng miệng, ngoài ra còn có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nha khoa. Ngoài việc đi khám, dùng thuốc theo chỉ dẫn, cần chú ý những điểm sau:

- Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, quá cay, nóng, chua vì dễ làm đau rát ở vết loét hơn.

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, giòn như khoai tây chiên, các loại bánh, trái cây cứng… vì có thể làm đau, khiến vết loét sâu hơn.

- Khi đánh răng nên sử dụng bàn chải lông mềm và tránh chạm vào các vết loét.

- Có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước trà xanh. Chất chống ô-xy hóa trong trà xanh có thể giúp giảm tình trạng nhiệt miệng.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A như cà-rốt, hoa quả màu vàng, rau lá xanh đậm… để giúp niêm mạc miệng, vết loét mau lành. Thực phẩm giàu kẽm như hàu, sò, củ cải, lòng đỏ trứng… giúp làm hạn chế tổn thương niêm mạc miệng.

 không nên ăn đồ cay nóng

Tránh xa món ăn cay nóng và thức ăn nhanh khi bị nhiệt miệng

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được nhiệt miệng là gì, những biểu hiện nhiệt miệng và cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline 028 224 399 25 hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.vn

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 629 333 93

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook