Áp xe răng ở trẻ - Cha mẹ cần lưu ý điều gì?

64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3 - 472- 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10
info@nhakhoathaito.vn
Áp xe răng ở trẻ - Cha mẹ cần lưu ý điều gì?
Ngày đăng: 03/11/2023 03:10 PM

Sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn ở trẻ với biến chứng của nó là áp xe răng không chỉ ảnh hưởng tới hình dạng khuôn mặt, khả năng phát âm của trẻ. Đây là điều các bậc cha mẹ cần quan tâm.

1. Tổng quan về áp xe răng ở trẻ em

1.1. Áp xe răng ở trẻ em là gì?

Áp xe răng là một khái niệm được dùng để chỉ tình trạng trên cung hàm của một chiếc răng nào đó bị sưng đau, tấy đỏ, thường xuất hiện tình trạng tụ mủ, máu và chảy dịch ra bên ngoài. Tại vùng răng bị ảnh hưởng thường xuất hiện cơn đau một cách đột ngột, dữ dội khiến trẻ gặp khó khăn khi nhai thức ăn và trở nên biếng ăn, thậm chí là bỏ ăn.

Ở một số trẻ sẽ có phản ứng sốt cao, do đó khi con bạn bị sốt có thể đó là một trong những nguyên nhân. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ răng nào của trẻ, bao gồm cả răng sữarăng khôn hay răng hàm. Đây là một dạng nhiễm trùng nặng nên cần có cách điều trị tại nhà sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé.

1.2. Các loại áp xe răng ở trẻ em:

  • Áp xe nha chu: Hiểu đơn giản đây là tình trạng xuất hiện do cao răng tích tụ và xâm lấn xuống phần nướu, từ đó hình thành các túi nha chu. Vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và tạo thành áp xe nha chu. 

  • Áp xe cùng chân răng: Tình trạng bé bị áp xe răng này xuất hiện do vi khuẩn tấn công vào buồng tủy lâu ngày tạo ra một khối mủ dưới chân răng. Buồng tủy bị hở do va đập có thể dẫn đến viêm nếu không được phát hiện kịp thời. 

1.3. Áp xe răng răng sữa có nguy hiểm không?

Nếu phụ huynh thường xuyên theo dõi răng miệng con và sớm phát hiện ra thì có thể điều trị kịp thời, không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, nếu để bệnh lý chuyển biến nặng, trẻ có thể bị nhiễm trùng máu, mất răng, viêm tuỷ, viêm hạch, tiêu xương hàm….

Áp xe răng ở trẻ em là gì

Bệnh áp xe răng ở trẻ em

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị áp xe răng:

Áp xe răng không chỉ xảy ra ở trẻ em mà ở mọi đối tượng, độ tuổi tuy nhiên phần lớn là trẻ em và người có hệ miễn dịch kém. Như đã nói ở trên, thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng áp xe răng là do vi khuẩn tấn công vào trong khoang miệng từ những mảnh vụn tạo thành mảng bám trên thân răng và mô mềm ở nhiều vị trí khác nhau gây ra. Chúng có thể thông qua những tổn thương về răng và các bệnh lý hay yếu tố khác gây ra. Ví dụ trẻ có thể bị áp xe răng vì một trong những lý do dưới đây:

2.1. Nguyên nhân khách quan: 

  • Trẻ bị té ngã, chấn thương không mong muốn khiến răng bị chịu tác động mạnh gây ra tình trạng bị nứt vỡ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào các kẽ răng và hình thành nên những ổ áp xe và gây tổn thương cho nướu.

  • Trẻ đang mọc răng nên có sở thích “gặm” để đỡ ngứa lợi nhưng vô tình lại gây ra xô đẩy, chèn ép răng và rách lợi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

  • Trẻ có hệ miễn dịch kém và mắc phải những bệnh lý nên như tiểu đường, tim mạch, HIV/AIDS,… 

  • Các vấn đề khác về răng miệng: Ngoài sâu răng, tình trạng áp xe răng ở trẻ em có thể phát triển thứ phát sau khi bé mắc các vấn đề khác về răng miệng, chẳng hạn như sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm nướu, viêm nha chu…

2.2. Nguyên nhân chủ quan:

  • Trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không đúng cách, không đảm bảo loại bỏ được hoàn toàn những vi khuẩn ra khỏi răng, nướu khiến vi khuẩn và các mảng bám sinh sôi và tấn công vào răng gây sâu răng, viêm tủy răng lâu ngày không được điều trị dứt điểm.

  • Trẻ em thường có thói quen uống sữa và ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn vặt nhưng không được chăm sóc răng miệng đúng cách. Từ vùng răng bị sâu, vi khuẩn có thể tấn công vào trong tủy và gây tổn thương đến chóp răng hoặc ảnh hưởng đến vùng lợi xung quanh. Đó là nguyên nhân chính lý giải vì sao trẻ em thường bị sâu răng, sún răng. 

  • Trẻ thường xuyên có thói quen nghiến răng hoặc ăn đồ cứng có thể tạo ra một áp lực lớn lên răng gây nguy cơ cao bị áp xe răng.

2.3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị áp xe răng ở trẻ

  • Bé có tiền sử bị áp xe răng trước đây.

  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, hút thuốc lá thụ động.

  • Thói quen chăm sóc răng miệng kém, ít đánh răng hoặc không được tập thói quen đánh răng từ sớm.

  • Trẻ bị thiếu nước, khô miệng.

  • Suy giảm hệ miễn dịch.

  • Ăn nhiều bánh kẹo ngọt và các thức ăn vặt chứa nhiều đường, tinh bột.

Những nguyên nhân trên cũng lý giải cho câu hỏi: Vì sao trẻ thường xuyên tái phát áp xe răng. Cơn đau do bị áp xe răng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, uể oải, chán ăn, gào thét, sụt cân, sốt… đảo lộn các hoạt động thường ngày của bé. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải lưu tâm những vấn đề nhỏ từ thói quen ăn uống đến hoạt động vui chơi của trẻ nhiều hơn để hạn chế tối thiểu các tai nạn nói chung và vấn đề răng miệng nói riêng.  

3. Điều trị áp xe răng ở trẻ em:

Với điều trị nha khoa thích hợp, một áp-xe răng có thể được xử lý khá dễ dàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biến chứng có thể xảy ra. Hầu hết các biến chứng phát sinh như là kết quả của nhiễm trùng lây lan vi khuẩn khi áp-xe không được điều trị.

Phải nhổ bỏ mất cái răng: trong trường hợp nhiễm trùng nặng lan ra từ chân răng và đi vào xương hàm và lan ra mô mềm. Nếu không chữa trị đúng phương pháp, lúc đó răng không còn giữ và bảo tồn được nữa, cuối cùng phải nhổ bỏ răng nguyên nhân.

Nang do răng: nếu một áp-xe răng không chữa trị, một khoang chứa đầy dịch có thể phát triển ở phía dưới chân răng của trẻ.

Nhiễm trùng xoang hàm: có thể xảy ra nếu răng nguyên nhân từ các răng hàm trên có vị trí gần các xoang.

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: có thể xảy ra khi vi khuẩn từ một áp-xe răng qua các mạch máu. Những vi khuẩn này đến tim có thể gây nhiễm trùng và đôi khi dẫn đến hậu quả chết người.

Viêm tấy lan tỏa và hoại thư ở sàn miệng (Ludwig Angina): là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng lan rộng xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm và đôi khi gây tử vong. Nó thường xảy ra ở người lớn, nguyên nhân do răng bị một áp- xe mà không được điều trị.

Mối nguy hiểm là nó có thể phát triển làm nghẽn tắc đường hô hấp và gây ngạt thở dẫn đến tử vong.

Áp-xe não: có thể xảy ra, các nhiễm trùng có thể lây lan từ răng đến não thông qua các mạch máu. Nhiễm trùng não có thể dẫn đến hôn mê.

4. Cách phòng ngừa áp xe răng ở trẻ:

  • Chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giúp tránh áp-xe răng đau đớn. Trẻ em nên chải răng hai lần một ngày (sáng và tối), bắt đầu ngay từ khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên. Cha mẹ nên giúp con mình làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày khi các mặt răng bắt đầu tiếp xúc.

  • Mặc dù con bạn có thể hào hứng muốn tự mình chải răng, các bé có thể không thể tự chải răng cho đến khi lên 6 đến 8 tuổi. Nếu con bạn đã đủ lớn để bắt đầu tự chải răng, hãy kiểm tra răng của bé sau đó để đảm bảo bé không bỏ qua bất cứ khu vực nào.

  • Thăm khám nha sĩ thường xuyên cũng giúp giữ cho nướu và răng của trẻ khỏe mạnh. Bé có thể gặp nha sĩ lần đầu khi mọc chiếc răng đầu tiên. Sau đó, các bé nên được kiểm tra tổng thể răng miệng sáu tháng một lần.

  • Áp-xe răng có thể gây đau đớn cho cả trẻ em và người lớn. Nếu con bạn có bất cứ dấu hiệu nào của sự khó chịu quanh nướu, đừng trì hoãn việc đưa trẻ đến gặp nha sĩ. Có thể bé đang gặp vấn đề về áp-xe răng cần được chữa trị bởi nha sĩ.

cha mẹ thường xuyên đưa trẻ thăm khám nha sĩ để đảm bảo sức khỏe răng miệng

Phụ huynh hãy đưa trẻ đến thăm khám tại Nha khoa Thái Tổ định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng

Trên đây là thông tin về bệnh áp xe răng ở trẻ em. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.vn

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 629 333 93

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook